Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Theo quy định này, khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, người vay phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hằng tháng tại đây với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng. Số tiền nộp vào sổ hằng tháng tương đương tiền trả nợ trong tháng đó.

Quy định này ngay lập tức gây tranh cãi bởi khiến người vay hiểu rằng nếu họ phải trả mỗi tháng 8 triệu đồng cho số tiền vay mua nhà thì đồng thời cũng phải có thêm 8 triệu nữa để gửi tiết kiệm. Trong khi đó, phần lớn đối tượng vay mua nhà có thu nhập thấp nên việc có đủ số tiền nêu trên mỗi tháng là rất khó khăn.

Dù vay tiền mua nhà ở xã hội, người vay vẫn phải nộp tiền tiết kiệm vào ngân hàng để đối ứng.

Sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, người thu nhập thấp có thể vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất 4,8% theo Quyết định của Thủ tướng. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư hướng dẫn về việc cho vay và chỉ định 5 ngân hàng thương mại tham gia cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đặt ra là hiện các cơ quan chưa rõ lấy nguồn vốn nào để thực hiện gói tín dụng này. Vướng mắc này cũng được đề cập trong cuộc họp của Chính phủ gần đây tuy nhiên đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để xác định đối tượng nào được hưởng chương trình vay mua nhà ở xã hội Theo Nghị định 100/2015.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo do Ngân hàng Nhà nước chủ trì gần đây, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết cách hiểu này chưa đúng. Vị này lý giải, quy định này chỉ là để tạo cho người vay có ý thức trả nợ chứ không hề gây thêm khó khăn bởi thực tế trong một năm đầu tiên vay, khách hàng được ân hạn gốc.

Ví dụ sau khi được Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân, số tiền hằng tháng khách hàng phải trả là 8 triệu đồng (trong đó có 5 triệu gốc). Tuy nhiên, do được ân hạn gốc một năm (12 tháng không phải trả gốc) nên số tiền lãi mỗi tháng phải nộp chỉ khoảng 3 triệu. Như vậy, ngoài trả nợ cho ngân hàng 3 triệu, khách hàng chỉ phải gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tối thiểu 3 triệu đồng chứ không phải gửi cả 8 triệu đồng.

Với tiền gửi tiết kiệm, lãi suất được đề nghị bằng lãi suất tiền vay được Chính phủ ban hành (4,8% một năm). “Như vậy, việc phải gửi tiền tiết kiệm cũng không ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Không những vậy, nó còn để tạo cho người thu nhập thấp có ý thức trả nợ, có thu nhập thường xuyên để trả nợ cho những năm tiếp theo chứ không nhằm mục đích tạo nguồn vốn cho người cho vay”, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội giải thích.

Về cơ sở pháp lý của quy định phải gửi tiền tiết kiệm mới được vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng dẫn Luật Nhà ở năm 2013 cho thấy Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định.

Bên cạnh đó, Nghị định 100/2015 của Chính phủ cũng cho biết: “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội phải thực hiện gửi tiết kiệm hằng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”.
Xem Thêm: dao han ngan hang sakombank
Xem Thêm: Vay tien xay nha o ngan hang nao
Xem Thêm: Vay ngan hang mua nha